"Rãnh lửa" sâu 20.000km xuất hiên trên bề mặt Mặt trời

Các sợi plasma thoát ra từ rãnh lửa sâu ít nhất 20.000 km và dài 200.000 km, xuất hiện trên bề mặt Mặt trời hôm 3/4.

"Rãnh lửa" sâu 20.000km xuất hiên trên bề mặt Mặt trời
Rãnh lửa phun ra sợi plasma tích điện. (Ảnh: NASA)

Đợt phun trào plasma mới nhất sẽ giải phóng những luồng gió Mặt trời mang từ tính cực mạnh, tạo thêm nhiều cực quang ở Trái đất vào cuối tuần. Cơ quan dự báo thời tiết Anh Met Office xác nhận hai vụ phun trào sợi plasma xảy ra ở vùng trung tâm phía nam của Mặt trời. Vệ tinh quan sát ở dải cực tím của quang phổ điện từ và kính viễn vọng mặt đất sử dụng bước sóng hồng ngoại đều có thể trông thấy vụ phun trào.

Sợi plasma đầu tiên bắn ra từ Mặt trời vào khoảng 23h hôm 3/4, sợi thứ hai xuất hiện sau đó vào 5h ngày 5/4 theo giờ Hà Nội. Cả hai sự kiện đều đi kèm cơn phun trào nhật hoa (CME), hoạt động phóng plasma tích điện từ tầng thượng quyển của Mặt trời. Khi phóng tới Trái đất, CME có thể tác động tới từ trường, gây ra bão địa từ. Những cơn bão địa từ mạnh có thể làm gián đoạn kết nối vệ tinh và gây thiệt hại cho thiết bị điện tử trên quỹ đạo. Trong một số trường hợp, chúng còn làm rối loạn mạng lưới điện trên mặt đất.

CME liên quan tới sợi plasma hôm 3/4 sẽ tới Trái đất vào khoảng 22h ngày 6/4 theo giờ Hà Nội, tạo ra bão địa từ nhẹ cấp G1 hoặc G2. Do từ trường Trái đất yếu nhất ở hai cực, các hạt từ tính từ CME có thể tiến sâu vào khí quyển hành tinh tại những khu vực này. Tương tác giữa hạt từ Mặt trời và hạt trong khí quyển sẽ tạo ra cực quang rực rỡ.

XEM THÊM:  Hậu quả khủng khiếp vụ phun trào núi lửa 75.000 năm trước

Theo Met Office, môi trường địa từ trên Trái đất sẽ trở nên tĩnh lặng hơn trong những ngày tới do vết đen Mặt trời hoạt động mạnh gần đây quay ra xa Trái đất.

Theo Theo VnExpress

BẠN NÊN XEM

TIN MỚI NHẤT