Cha đẻ chữ Việt nhanh tiếp tục giới thiệu thêm bộ ‘Chữ viết bảo mật thời 4.0’

Ông Kiều Trường Lâm- cha đẻ công trình nghiên cứu ‘Chữ VN song song 4.0’ (chữ Việt nhanh) từng làm xôn xao dư luận vừa công bố thêm bộ ‘Chữ bảo mật thời 4.0’.

Ông Kiều Trường Lâm mới đây giới thiệu đến bạn bè công trình nghiên cứu chữ viết khác với tên gọi “Chữ viết bảo mật thời 4.0”. Đây là công trình chữ viết do một mình ông Lâm là tác giả, là kết quả của 10 năm nghiên cứu.

Cách đây hai tháng, tác giả này từng công bố bộ “chữ Việt Nam song song 4.0″ gây nhiều làn sóng tranh cãi và phản đối từ luận xã hội. Bộ chữ được Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy chứng nhận bản quyền.

Cha đẻ chữ Việt nhanh tiếp tục giới thiệu thêm bộ ‘Chữ viết bảo mật thời 4.0’

Bộ chữ bảo mật thời 4.0 của tác giả Kiều Trường Lâm.

“Chữ viết bảo mật thời 4.0” được ông Lâm nghiên cứu từ năm 2001 và hoàn thiện năm 2011. Khi đang học lớp 10, thấy trong lớp có một bạn học tiếng Hàn Quốc rất hay nên ông nhờ người này dạy chữ Hàn.

Sau đó ông Lâm nảy ra chủ ý sáng tạo cho tiếng Việt một chữ viết mới. Từ đó, ông bắt đầu tự vẽ ra các ký tự mới áp dụng cho tiếng Việt, sử dụng nhiều kiến thức hình học không gian để tự vẽ, tự thiết kế, tính toán từng góc cạnh.

“Nhìn lướt qua, bộ chữ bảo mật thời 4.0 khá giống với chữ Hàn. Tuy nhiêu đây không phải chữ Hàn. Tôi thiết kế ra 90% chữ cái mới hoàn toàn phù hợp với phát âm tiếng Việt. Còn 10% ứng dụng từ chữ Hàn”, ông Lâm nói.

Tác giả khẳng định, bộ chữ bảo mật thời 4.0 này không liên quan đến bộ chữ Quốc ngữ, đây chỉ là sáng tạo và đam mê nghiên cứu ngôn ngữ của cá nhân.

Về tính ứng dụng, tác giả cho biết, bộ chữ hiện mới chỉ được giới thiệu đến bạn bè, chưa có thử nghiệm thực tế. Bản thân ông Lâm sử dụng trong việc mã hóa thông tin kinh doanh của gia đình hàng ngày. Ông tự nhận thấy, chữ viết có thể ứng dụng trong lĩnh vực bảo mật thông tin, trang trí và lĩnh vực thiết kế.

XEM THÊM:  Kỳ lạ chú chó thay đổi màu sắc từ đen sang trắng chỉ sau 1 đêm

Cha đẻ chữ Việt nhanh tiếp tục giới thiệu thêm bộ 'Chữ viết bảo mật thời 4.0'

Tác giả Kiều Trường Lâm.

So với “Chữ Việt Nam song song 4.0” thì “Chữ viết bảo mật thời 4.0” có độ khó cao hơn vì phải tự vẽ sao cho đọc được, ngoài ra còn kết hợp sử dụng hình học không gian để đo góc cạnh chữ viết. Tác giả cũng tham khảo qua ý kiến của một số kỹ sư, thiết kế đồ họa, phầm mềm máy tính và nhận được phản hồi tích cực.

“Bên thiết kế cho rằng “Chữ viết bảo mật thời 4.0″ của tôi rất đẹp và có tính khả thi cao. Một người bạn làm ngành này còn ngỏ ý muốn xin chữ viết của tôi để áp dụng vào font chữ trên máy tính”, ông Lâm tự hào chia sẻ.

Về nguyên lý hình thành và cấu trúc chữ viết tác giả Kiều Trường Lâm xin giữ bí mật, chưa công bố, vì bộ chữ đang trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp bản quyền trí tuệ.

Ngày 25/3, công trình chữ “VN song song 4.0” kết hợp từ “Chữ Việt Nhanh” và “Ký Hiệu Dấu” của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình nhận được giấy chứng nhận bản quyền số từ Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bộ “Chữ Việt Nam song song 4.0” chỉ sử dụng 26 chữ cái la-tinh, trong đó dùng 18 chữ cái la-tinh để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ.

Nó cho phép người sử dụng đọc được lưu loát trọn vẹn vì trong “Chữ Việt Nam song song 4.0” có sự biến đổi linh hoạt giữa các vần Chữ Việt nhanh của thầy Trần Tư Bình; sự luân chuyển giữa các ký hiệu dấu, tạo ra chữ viết có độ chính xác cao giúp người sử dụng nhận biết được mặt chữ và đọc được.

XEM THÊM:  5 ứng dụng tìm kiếm thông tin bằng hình ảnh

Cụ thể, bỏ bớt dấu sắc ở mọi từ có chữ cái cuối là: C, P, T, CH, chữ I thay cho Y, Y thay cho UY. Ở phụ âm đầu, chữ F thay PH, Q thay QU, C thay K, K thay KH, Z thay D, D thay Đ, J thay GI, G thay GH, W thay NG, NGH.

Ở phụ âm cuối, chữ thì G thay NG, H thay NH, K thay CH. Nguyên âm ghép được rút gọn thành một nguyên âm như UYE còn là Y, UÔ còn U, ƯƠ còn Ư, OE còn E, OA còn O… Và cùng lúc thay chữ cái cuối bằng chữ cái khác như T bằng D, P bằng F, C bằng S, N bằng L…

Như vậy, ráp 10 nguyên âm rút gọn vào 8 chữ cái cuối khác, ghi gọn được 52 vần trên mỗi vần chỉ còn 2 chữ cái, như UYÊT, UYÊN = YD, YL. Ví dụ thuyết chuyện = thyd chỵl. Tuy cách viết khác với vần quốc ngữ nhưng cách đọc vẫn như nhau.

Đồng thời, có 18 ký hiệu dấu dùng để thay thế các dấu thanh và dấu phụ cho chữ quốc ngữ. J = Dấu sắc, L = Dấu huyền, Z = Dấu hỏi, S = Dấu ngã, R = Dấu nặng. Nhóm X, K, V, W, H thay thế 5 dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng + dấu trăng ᨆ hay dấu móc ˀ cho các chữ ắ ằ ẳ ẵ ặ, ớ ờ ở ỡ ợ, ứ ừ ử ữ ự.

Nhóm B, D, Q, G, F thay thế 5 dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng + dấu nón ^ cho chữ ấ ầ ẩ ẫ ậ, ế ề ể ễ ệ, ố ồ ổ ỗ ộ. Nhóm O, Y, P, trong đó chữ O thay thế dấu trăng ᨆ hoặc dấu móc ˀ cho chữ có thanh ngang như ă, ơ, ư; chữ P là ký hiệu chữ bỏ dấu thanh & dấu phụ, chỉ đặt P sau chữ không có dấu thanh và dấu phụ nào trong chữ có vần để không bị hiểu lầm qua chữ khác; chữ Y thay thế dấu nón ^ cho chữ có thanh ngang như â, ê, ô.

Nguồn VTC

BẠN NÊN XEM

TIN MỚI NHẤT