1001 thắc mắc: Loài gặm nhấm lớn nào có khả năng phát quang sinh học?

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài động vật có vú mới có tên springhare, một loài gặm nhấm lớn và khác thường có khả năng phát quang sinh học trong đêm tối.

1001 thắc mắc: Loài gặm nhấm lớn nào có khả năng phát quang sinh học?

Bộ lông của springhare có thể hấp thụ tia cực tím

Theo báo cáo đã được đăng tải trên tạp chí Scientific Reports, các nhà khoa học đã chỉ ra cách springhare phát sáng được mô tả là sự phát quang sinh học sống động khi bị tác động bởi tia cực tím. Khả năng này là nhờ bộ lông của chúng, có thể hấp thụ tia cực tím và phát ra lại thành màu có thể nhìn thấy được, có nhiều màu hồng, đỏ và cam.

Bộ lông rạng rỡ đã được phát hiện trong các mẫu vật sống của hai loài Pedete khác nhau: Springhare Nam Phi (Pedetes capensis) sống ở miền nam châu Phi và P. surdaster sống ở các vùng của Kenya, Tanzania. Cả hai loài đều là những sinh vật nhỏ giống như kangaroo thường sống về đêm. Chúng không có quan hệ họ hàng gần với thỏ rừng mà lại có liên hệ chặt chẽ hơn với chuột, chuột cống và các loài gặm nhấm khác.

“Những quan sát của chúng tôi cho thấy rằng khả năng phát quang sinh học có thể phân bố rộng khắp lớp thú hơn những gì đã nghĩ trước đây”, các nhà khoa học cho biết.

Thực tế là đặc điểm này phổ biến một cách đáng ngạc nhiên ở động vật có vú cho thấy nó có thể giữ một số lợi thế tiến hóa, mặc dù các nhà khoa học khá bối rối về điều này có tác dụng gì. Một số nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng nó có thể giúp một số động vật đơn độc nhận ra nhau trong mùa giao phối, trong khi những người khác suy đoán nó có thể được sử dụng để tránh bị phát hiện bởi những kẻ săn mồi nhìn thấy tia UV bằng cách hấp thụ các bước sóng nếu không sẽ bị phản xạ sáng.

XEM THÊM:  Lý giải bất ngờ về "dòng sông máu" hiện ra trên bầu trời Bắc Âu

“Chúng tôi suy đoán rằng, nếu những kẻ săn mồi của chúng nhạy cảm với tia cực tím, kiểu dáng độc đáo mà chúng tôi quan sát được có thể hoạt động như một kiểu ngụy trang khỏi những kẻ săn mồi”, Erik R Olson, tác giả chính của nghiên cứu cho hay.

“Tuy nhiên, có khả năng là đặc điểm này không có ý nghĩa sinh thái nào. Đó hoàn toàn chỉ là suy đoán, cho đến khi có các nghiên cứu và nghiên cứu về hành vi đánh giá độ nhạy quang phổ của springhare và những kẻ săn mồi của chúng thì sẽ rất khó để khẳng định điều gì”, Olson nói thêm.

Nghiên cứu cũng đề cập rằng huỳnh quang sinh học có thể liên quan đến một số bệnh. Ví dụ, sự phát quang sinh học đã được chú ý trong sự phát triển của rối loạn chuyển hóa porphyrin ở sóc, chuột mía và người.

“Chúng tôi có thể xác định rằng porphyrin, ít nhất là một phần, chịu trách nhiệm cho sự phát huỳnh quang sinh học ở springhare. Thực tế là sự phát quang sinh học này dựa trên porphyrin là một manh mối quan trọng. Ở người, sản xuất quá mức porphyrin là đặc điểm của một căn bệnh gọi là bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin. Springhare có thể lắng đọng hoặc tích trữ porphyrin dư thừa trong bộ lông của chúng có thể gây ra bệnh tật. Nếu điều đó là đúng, thì springhare có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về căn bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin”, Olson nhấn mạnh.

Những sinh vật có thể phát sáng trong tự nhiên

XEM THÊM:  "Cạn lời" trước 11 cách thức người xưa dùng để... sinh được con trai

Khả năng phát quang sinh học có vai trò rất quan trọng với nhiều sinh vật trong tự nhiên như để ngụy trang, săn mồi hay tìm kiếm bạn tình.

Nấm Sò đắng (hay Nấm sinh học)

Loài nấm đặc biệt này còn có tên là Panellus Stipticus. Nấm Sò đắng tỏa ánh sáng rực rỡ đến mức thậm chí chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy chúng dù trong điều kiện ánh sáng rất yếu. Hơn nữa, bạn thực sự có thể mua loại nấm đặc biệt này và trồng nó trong ngôi nhà của bạn.

Bọ cạp phát quang sinh học

Bọ cạp thực chất không phải là một loài động vật phát quang sinh học nhưng chúng lại có thể phát ra ánh sáng trong những điều kiện môi trường cụ thể. Chúng sở hữu một loại chất hóa học được bao phủ trên lớp ngoài của cơ thể, loại chất này có thể phát quang trong môi trường ánh sáng cực tím và hoạt động khá giống như một cơ chế phòng vệ.

Sứa Aequorea

Sứa biển Aequorea có thể được tìm thấy ở Bắc Mỹ và Châu Á, chúng cũng là một trong những sinh vật đầu tiên trên Trái đất có thể tự phát ra ánh sáng. Chúng rất nhỏ và thậm chí còn vô hình khi không phát ra ánh sáng. Chúng không hề có độc vì vậy bạn có thể dễ dàng tương tác với chúng nếu vô tình bắt gặp trong tự nhiên.

Sâu xanh phía Bắc Auckland

Hay còn có tên địa phương là Terriswalkeris terraereginae, sâu xanh phía Bắc Auckland là một loài sâu có màu xanh dài 5 feet 1,5m), tuy nhiên chúng không thực sự phát sáng trong bóng tối. Thay vào đó, loài sâu này để lại đằng sau một đường mờ sáng của chất nhầy mang đặc tính sinh học.

Đỗ Hợp (T/H)

Nguồn Tiền Phong
https://www.tienphong.vn/cong-nghe/1001-thac-mac-loai-gam-nham-lon-nao-co-kha-nang-phat-quang-sinh-hoc-1803550.tpo

BẠN NÊN XEM

TIN MỚI NHẤT